Bài đăng

Review: 1922, Năm ác báo

Hình ảnh
1922, Năm ác báo by Stephen King My rating: 0 of 5 stars Đây là câu chuyện kể về người chồng Wilfed James đã viết vợ chỉ vì 100 mẫu đất và lôi cuốn con trai của ông ta vào vụ việc giết vợ (cũng như là người mẹ của cậu con trai), với giọng văn bình thản đầy ám ảnh—có thể do ông ta phải đối mặt với sự ám ảnh về việc giết vợ đến nỗi; những con chuột và dòng suy nghĩ về người vợ ở dưới đáy giếng đã bị lấp đầy luôn hiện diện. Độc giả có thể sẽ chán chường lối văn chương lề mề lê thê, không kịch tính, hoặc sự hồi tưởng phần lớn chỉ xoay quanh năm 1922 dẫn đến khá buồn ngủ. May thay cốt lõi của câu chuyện là tâm lý của nhân vật đã từng giết vợ, sự ám ảnh và sự hồi tưởng ấy phần nào léo kéo độc giả đến cuối cùng. Có thể tôi nói quá về vấn đề này, có điều đọc xong dòng văn lề mề là lúc tôi cảm nhận câu chuyện có điểm đặc sắc là sự trừng phạt sau 8 năm là nỗi dày vò đau đớn của kẻ sát nhân, là ảo ảnh của lũ chuột luôn hù doạ ông ta đến nỗi không thể kéo dài cô

Truyện Ngôn Tình Là Gì? Có phải là tiểu thuyết lãng mạn không?

Sau bài viết truyện Đam Mỹ là gì? Mình tiếp tục viết bài Truyện Ngôn Tình Là Gì? Có phải là tiểu thuyết lãng mạn không?, đây có thể nói là series tìm hiểu về các thể loại khác nhau, sau khi viết xong, thì mình lại tìm chủ đề khác để viết 🙂, không nói dài dòng nữa, chúng ta đi vào vấn đề chính. Truyện Đam Mỹ là gì? Truyện ngôn tình, cấm hay không cấm? Truyện Ngôn Tình là gì? Truyện Ngôn Tình hay còn gọi là truyện lãng mạn, là một thuật ngữ ám chỉ tình cảm nam và nữ yêu nhau, được phát triển từ Trung Quốc, sau đó lan rộng ra Việt Nam từ năm 2006, nhưng trong thời gian này số lượng truyện Ngôn Tình rất ít, mãi tận năm 2010, truyện Ngôn Tình mới bắt đầu thu hút sự quan tâm của độc giả Việt Nam và trở thành một thể loại được yêu thích nhất. Do đó nhiều tác giả Trung Quốc và các nhà xuất bản Việt Nam đã bắt đầu hợp tác để đưa ra nhiều tác phẩm Ngôn Tình vào thị trường Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đọc truyện Ngôn Tình của độc giả. Từ đó phát triển cho tới tận ngày nay, trong đó, tâm lý tình cảm

Truyện Nosleep là gì? Phần 2

  Tiếp nối phần một, mình ra mắt phần cuối của bài viết Truyện Nosleep là gì?, hy vọng bài viết này có thể hữu ích cho bạn Hoá ra Nosleep và Creepypasta tương đồng với nhau? Chính xác là có thể tương đồng với nhau về thể loại kinh dị, kỳ quái, bao gồm các câu chuyện về ám ảnh, kẻ sát nhân, ma quỷ, và những sự kiện siêu nhiên, được phát triển trên các nền tảng khác nhau như nền tảng truyền thông xã hội như Reddit, Tumblr, và các trang web kinh dị khác. Đặc biệt là được viết bởi các tác giả ẩn danh, không lộ ra bất kỳ thông tin nào, tạo ra sự kích thích, thực thực hư hư làm người đọc không rõ đây là thật hay là chỉ tưởng tượng của người viết. Tuy nhiên, không phải không có điểm khác nhau, nếu không, thì chả khác gì một đồ vật gọi hai cái tên khác nhau, và nếu vậy thì ở hai mảnh này chẳng thể phát triển lớn mạnh cho tới hiện tại được, sự khác nhau của hai mảng này là: Hình thức: Nosleep thường có hình thức của một câu chuyện dài, trong khi creepypasta thường được viết dưới dạng ngắn và có

Truyện Nosleep là gì? (phần 1)

Có lẽ các bạn đã quá quen thuộc với thể loại Nosleep rồi nhỉ? Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết thể loại này gì, gần như là đánh đồng với thể loại với thể loại kinh dị là một, mặc dù là cùng bản chất giống hệt nhau nhưng Nosleep như một chi nhánh chuyên về mục đích khác so với Kinh Dị, nhưng chung quy cũng chỉ là viết về thể loại kinh dị mà thôi. Hôm nay mình sẽ giải thích về thể loại này nhé.  Truyện Creepypasta là gì? Truyện SCP Foundation là gì? Vậy Nosleep là gì? NoSleep là một subreddit trên trang web Reddit, nơi mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện kinh dị, rùng rợn hoặc ma quái mà người viết tự tưởng tượng hoặc từ trải nghiệm thực tế, tuy nhiên đa phần các câu chuyện dựa trên trải nghiệm và tự tưởng tượng hoá chúng thành một truyện ngắn kinh dị giả tưởng. Trong các câu chuyện này có thể được viết dưới dạng truyện ngắn hoặc cực ngắn, và có thể phát triển thành một loạt tác phẩm liên quan khác nhau. Đặc biệt, “ NoSleep ” khuyến khích việc tôn trọng tính thực tế của câu chuyệ